Báo Mỹ so sánh nước mắm Phú Quốc với Champagne Pháp
Nước mắm Phú Quốc đang có tiềm năng rất lớn, nó đang đại diện cho bản sắc Việt Nam và có thể nổi tiếng như Champagne của Pháp.
Alisabeth Rosen biên tập viên của Word Việt Nam tại Hà Nội. Cô đã chia sẻ quan điểm của mình về tiềm năng vươn ra thế giới của nước mắm Việt Nam trên tạp chí The Atlantic của Mỹ.
“Cường và gia đình đến Mỹ năm 1979, ba thập kỷ sau anh trở lại Phú Quốc, một hòn đảo ngoài khơi phía nam của của Việt Nam, để làm nước mắm.
Nước mắm là gia vị quan trọng trong ẩm thực của các nước Đông Nam Á và rất phổ biến tại Việt Nam và Thái Lan. Nó được làm từ cá cơm lên men và mang lại hương vị chua ngọt đặc biệt. Hơn 95% hộ gia đình Việt Nam sử dụng nước mắm hàng ngày và nêm nó vào hầu hết các loại thức ăn từ súp, mì...đến nước chấm.
Ảnh: Người dùng lựa nước mắm tại siêu thị
Trong những thập kỷ trước đây, các bà nội trợ mua nước mắm không tên từ các chợ truyền thống. Ngày nay họ trung thành nhiều hơn vào những loại nước mắm có thương hiệu đang có xu hướng chiếm lĩnh thị trường. Có ba thương hiệu nước mắm được sản xuất bởi công ty Masan Consumer đang chiếm 76% thị phần của thị trường trong nước, có doanh số dự báo năm nay khoảng 400 triệu USD. Gần đây, một quỹ đầu tư có trụ sở tại New York là KKR đã tăng cổ phần của họ tại công ty này lên đến 359 triệu USD, một khoản đầu tư vào công ty tư nhân lớn nhất tại Việt Nam vào thời điểm này.
Nhưng Cường và khoảng 90 nhà sản xuất nước mắm tại Phú Quốc muốn người tiêu dùng xem hương vị của loại nước sốt này vượt ra ngoài vai trò của một loại nước chấm quen thuộc của mỗi gia đình.
Năm nay, nước mắm Phú Quốc trở thành sản phẩm đầu tiên của Đông Nam Á được Uỷ ban châu Âu cấp giấy chứng chỉ bảo vệ nguồn gốc xuất sứ (PDO). Để có được uy tín đáng tự hào này, sản phẩm phải được hoàn toàn sản xuất trong một khu vực nhất định, nguyên liệu và kỹ năng sản xuất phải hoàn toàn thuộc về địa phương. Một số sản phẩm hiếm hoi trên thế giới có được chứng chỉ PDO là thịt muối Prociutto di Parma của Ý, dấm Balsamic của Ý và rượu Champagne của Pháp...những sản phẩm này đã có danh tiếng toàn cầu.
Cường cho rằng;”Chúng tôi nghĩ hòn đảo này cũng đặc biệt như vùng Bordeaux của Pháp. Khí hậu, nguyên vật liệu và truyền thống làm nước mắm tại đây rất khác biệt, nó tạo nên chất lượng và uy tín của riêng mình, là một loại terroir”
Trong tiếng Pháp, terroir là từ dùng để miêu tả tính đặc biệt của rượu và thực phẩm. Nó bao gồm các yếu tố như điều kiện tự nhiên, tính chất địa lý, phương pháp sản xuất và các tài sản văn hoá vô hình khác. Người Việt Nam thường gọi những sản phẩm loại này với hai từ “đặc sản”.
Khi tôi hỏi chị Nguyễn Thị Hà , một phóng viên của tờ báo Việt Nam News chuyên viết về thực phẩm truyền thống, về đặc sản Việt Nam. Ngay lập tức cô lấy bút chì viết xuống một danh sách “Cà phê Buôn Mê Thuộc, Tỏi Lý Sơn, Bánh đậu xanh Hải Dương, Nho Ninh Thuận, Trà Thái Nguyên...”
Trong khi người Việt Nam có thể thưởng thức trà Thái Nguyên thì người tiêu dùng Mỹ chẳng biết một tí gì về nó, thậm chí còn không biết sự tồn tại của nó.
Những loại “đặc sản” Việt Nam thường gặp phải một vấn đề giống nhau, người nước ngoài luôn cho rằng đó là sản phẩm rẻ tiền.
Samuel Maruta, người sáng lập Marou Chocolate, công ty chuyên sản xuất chocolate nghệ thuật tại Việt Nam nhận định “Đặc sản địa phương có chất lượng cao tại Việt Nam thường hiếm, có rất ít trường hợp ngoại lệ. Chỉ có một vài trường hợp như Cà phê Trung Nguyên”
Tại nước láng giềng Trung Quốc, chính phủ đã đầu tư rất nhiều tiền để xây dựng thương hiệu nước tương Thượng Hải có truyền thống hàng thế kỷ, nay được công ty Qian Wan Long sản xuất. Mặc dù nó được trao giải thưởng là di sản văn hoá phi vật thể của quốc gia, nhưng lại khó có được một chứng nhận “đặc sản” PDO như nước mắm Phú Quốc.
Nước mắm Phú Quốc đang có tiềm năng rất lớn, nó đang đại diện cho bản sắc Việt Nam và có thể nổi tiếng như Champagne của Pháp.”
Liên hệ : 090.27.999.34
Alisabeth Rosen biên tập viên của Word Việt Nam tại Hà Nội. Cô đã chia sẻ quan điểm của mình về tiềm năng vươn ra thế giới của nước mắm Việt Nam trên tạp chí The Atlantic của Mỹ.
“Cường và gia đình đến Mỹ năm 1979, ba thập kỷ sau anh trở lại Phú Quốc, một hòn đảo ngoài khơi phía nam của của Việt Nam, để làm nước mắm.
Nước mắm là gia vị quan trọng trong ẩm thực của các nước Đông Nam Á và rất phổ biến tại Việt Nam và Thái Lan. Nó được làm từ cá cơm lên men và mang lại hương vị chua ngọt đặc biệt. Hơn 95% hộ gia đình Việt Nam sử dụng nước mắm hàng ngày và nêm nó vào hầu hết các loại thức ăn từ súp, mì...đến nước chấm.
Ảnh: Người dùng lựa nước mắm tại siêu thị
Trong những thập kỷ trước đây, các bà nội trợ mua nước mắm không tên từ các chợ truyền thống. Ngày nay họ trung thành nhiều hơn vào những loại nước mắm có thương hiệu đang có xu hướng chiếm lĩnh thị trường. Có ba thương hiệu nước mắm được sản xuất bởi công ty Masan Consumer đang chiếm 76% thị phần của thị trường trong nước, có doanh số dự báo năm nay khoảng 400 triệu USD. Gần đây, một quỹ đầu tư có trụ sở tại New York là KKR đã tăng cổ phần của họ tại công ty này lên đến 359 triệu USD, một khoản đầu tư vào công ty tư nhân lớn nhất tại Việt Nam vào thời điểm này.
Nhưng Cường và khoảng 90 nhà sản xuất nước mắm tại Phú Quốc muốn người tiêu dùng xem hương vị của loại nước sốt này vượt ra ngoài vai trò của một loại nước chấm quen thuộc của mỗi gia đình.
Năm nay, nước mắm Phú Quốc trở thành sản phẩm đầu tiên của Đông Nam Á được Uỷ ban châu Âu cấp giấy chứng chỉ bảo vệ nguồn gốc xuất sứ (PDO). Để có được uy tín đáng tự hào này, sản phẩm phải được hoàn toàn sản xuất trong một khu vực nhất định, nguyên liệu và kỹ năng sản xuất phải hoàn toàn thuộc về địa phương. Một số sản phẩm hiếm hoi trên thế giới có được chứng chỉ PDO là thịt muối Prociutto di Parma của Ý, dấm Balsamic của Ý và rượu Champagne của Pháp...những sản phẩm này đã có danh tiếng toàn cầu.
Cường cho rằng;”Chúng tôi nghĩ hòn đảo này cũng đặc biệt như vùng Bordeaux của Pháp. Khí hậu, nguyên vật liệu và truyền thống làm nước mắm tại đây rất khác biệt, nó tạo nên chất lượng và uy tín của riêng mình, là một loại terroir”
Trong tiếng Pháp, terroir là từ dùng để miêu tả tính đặc biệt của rượu và thực phẩm. Nó bao gồm các yếu tố như điều kiện tự nhiên, tính chất địa lý, phương pháp sản xuất và các tài sản văn hoá vô hình khác. Người Việt Nam thường gọi những sản phẩm loại này với hai từ “đặc sản”.
Khi tôi hỏi chị Nguyễn Thị Hà , một phóng viên của tờ báo Việt Nam News chuyên viết về thực phẩm truyền thống, về đặc sản Việt Nam. Ngay lập tức cô lấy bút chì viết xuống một danh sách “Cà phê Buôn Mê Thuộc, Tỏi Lý Sơn, Bánh đậu xanh Hải Dương, Nho Ninh Thuận, Trà Thái Nguyên...”
Trong khi người Việt Nam có thể thưởng thức trà Thái Nguyên thì người tiêu dùng Mỹ chẳng biết một tí gì về nó, thậm chí còn không biết sự tồn tại của nó.
Những loại “đặc sản” Việt Nam thường gặp phải một vấn đề giống nhau, người nước ngoài luôn cho rằng đó là sản phẩm rẻ tiền.
Samuel Maruta, người sáng lập Marou Chocolate, công ty chuyên sản xuất chocolate nghệ thuật tại Việt Nam nhận định “Đặc sản địa phương có chất lượng cao tại Việt Nam thường hiếm, có rất ít trường hợp ngoại lệ. Chỉ có một vài trường hợp như Cà phê Trung Nguyên”
Tại nước láng giềng Trung Quốc, chính phủ đã đầu tư rất nhiều tiền để xây dựng thương hiệu nước tương Thượng Hải có truyền thống hàng thế kỷ, nay được công ty Qian Wan Long sản xuất. Mặc dù nó được trao giải thưởng là di sản văn hoá phi vật thể của quốc gia, nhưng lại khó có được một chứng nhận “đặc sản” PDO như nước mắm Phú Quốc.
Nước mắm Phú Quốc đang có tiềm năng rất lớn, nó đang đại diện cho bản sắc Việt Nam và có thể nổi tiếng như Champagne của Pháp.”
Liên hệ : 090.27.999.34
0 nhận xét: